Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Cây thủy sinh




Để có một không gian đẹp trong nhà, gần gũi với thiên nhiên, chúng ta không thể thiếu được những bể cá trong suốt, những viên sỏi cỏn con với những cây thủy sinh xanh mướt. Đấy là những yếu tố không thể thiếu để tạo ra một môi trường thủy sinh đẹp. Sau đây là một số chia sẻ kinh nghiệm, có thể gọi là một chút hiểu biết về cây thủy sinh, có thể nó sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn.

Cây thủy sinh có tác dụng xử lý nước thải của vật nuôi
       Thật là sẽ mất công sức và thời gian nếu ta xử lý nước thải của vật nuôi (sinh vật thủy sinh) bằng việc thay nước thường xuyên. Điều này chính là thay đổi môi trường sống của chúng, có thể ảnh hưởng đến vật nuôi rất nhiều. Nhưng ta không cần thực hiện những công việc này, đó là nhiệm vụ của những cây thủy sinh. Tất cả những chất thải của vật nuôi đều có hàm lượng nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ hòa tan trong nước và đó cũng chính là nguồn chất để nuôi sống nhưng cây thủy sinh này.

       Hai loại cây xử lý chất thải sinh vật cảnh dưới nước hữu hiệu nhất là bèo lục bình (water hyacinth) và cỏ muỗi nước (water dropwort).

       Bèo lục bình (hay còn gọi là bèo Nhật Bản) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh trưởng rất nhanh và nổi trên mặt nước, hoa có màu tím và được coi là cây trang trí ở một số nước châu Á và một thời gian sau đó trở thành loại cỏ dại thủy sinh, nó có thể tái sinh và mọc lại rất nhanh. Ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp bèo lục bình rất nhiều ở các ao hồ trũng, được người dân dùng làm thức ăn chăn nuôi.

bèo lục bình

       
       Cỏ muỗi nước (hay còn gọi là cần tây nước) là loài cây leo lâu năm. Đây là loài cây bản địa ở vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chế biến chín như các loại rau khác. Cỏ muỗi nước sinh sản bằng cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nước nông cạn cho tới xâu 20cm, ở các nơi như bờ ao, suối,...

cỏ muỗi nước



Phân loại các cây thủy sinh
Dựa vào mức độ dễ trồng hay khó trồng mà người ta chia các loại cây thủy sinh thành 3 loại chính đó là loại 1: phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trung bình, loại 2: không khó trồng nhưng ở nhiều bể phát triển không tốt và loại 3: đòi hỏi cao về ánh ánh, chất lượng nước, phân bón.

Loại 1: Phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trung bình.

Loại 2: Loại vừa vừa ( không khó trồng nhưng ở một số bể thì chúng phát triển không được tốt)

Loại 3: Đòi hỏi cao về nguồn ánh sáng, chất lượng nồng độ PH trong nước, yêu cầu phân bón tốt




Những bể cây thủy sinh đẹp









2 nhận xét:

  1. Đẹp lắm <3. À, nếu bạn có nhu cầu đặt mua Bàn Thờ thì ghé mình nhé, tham khảo trang bàn thờ đẹp nha.

    Trả lờiXóa
  2. Mình có mua cây thủy sinh của công ty cây xanh https://hoangnguyengreen.com/ nhìn rất đẹp, giờ mới biết nó được gọi là cây thủy sinh á,kakaka

    Trả lờiXóa