Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014
Cây Mật Nhân
CÂY MẬT NHÂN "THẦN DƯỢC TRỊ BÁCH BỆNH"
"Sau đợt về nghỉ Tết nguyên đán 3 tuần, có thời gian muốn lên rừng kiếm củ Ba kich về ngâm rượu. Thật may mắn khi kiếm được vài cây Mật nhân có tiếng là Thần dược trị bách bệnh, lá bóng mượt tỏa đều xung quanh, thân cũng khá đẹp. Vậy nên Nhất tiễn song điêu vừa làm cây cảnh, vừa làm cây thuốc, ai có nhã hứng với cây này thì cứ inbox".
Tại Hà Nội: 200,000 VNĐ/kg
Tại Tp. HCM: 240,000 VNĐ/kg
Mật nhân (Bá bệnh –Eurycoma Longifolia Jack) là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang có thể cao tới 7-8 mét.
Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Từ năm 2006 đến nay, các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội đã dày công nghiên cứu và chứng minh cây mật nhân (còn gọi là mật gấu, bá bệnh hay mật nhơn) có tác dụng bảo vệ tế bào gan, kích thích sản sinh hormon giới tính nam (testosteron), sinh tinh dịch.
Loại cây này cũng góp phần nâng cao chất lượng đời sống tình dục một cách tự nhiên, tăng trương lực cơ, tăng hưng phấn và duy trì phong độ tình dục, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương một cách bền vững, điều trị rối loạn xuất tinh, giảm căng thẳng mệt mỏi...
Theo lương y Nguyễn Công Đức - Hội Đông y Hà Nội, cây Mật nhân thường mọc hoang ở các vùng núi, các khu rừng thưa, mọc dưới tán các cây gỗ lớn ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
Về kinh nghiệm chữa bệnh, đồng bào ta trước đây đã dùng thân cây, rễ cây mật nhân sắc thuốc hoặc sao vàng để trị khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, đầy hơi, đầy bụng, tức ngực, nghẹn, khó thở, gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu, tẩy giun, làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa. Rễ cây ngâm rượu thuốc để uống và có thể chấm vào vết ghẻ lở ngứa, trị khỏi hoàn toàn.
Cây Mật nhân có nhiều tác dụng vượt trội
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội và trên thế giới còn phát hiện thêm nhiều tác dụng vượt trội của cây Mật nhân, là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon testosteron ở nam giới một cách tự nhiên.
Để đạt hiệu quả như mong muốn, rễ mật nhân phải được khai thác, sao vàng hạ thổ đúng cách, đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/ml), tinh trùng yếu.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội, bên cạnh tác dụng giúp tăng cường sinh lực nam giới, làm ấm cơ thể, giảm sốt, loại cây quý này còn chứa anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc.
Đặc biệt, mật nhân kết hợp với cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan vượt trội và chống xơ gan mạnh. Sự kết hợp này rất hữu ích cho các trường hợp xơ gan, uống nhiều bia rượu vì ngoài tác dụng chống xơ gan mạnh còn có tác dụng phục hồi sức khoẻ sinh lý, vốn là điểm yếu của nam giới mắc chứng xơ gan và uống nhiều bia rượu.
Cây Mật nhân có tác dụng bảo vệ ganPhân tích của các nhà khoa học cho biết, qua thực nghiệm cho thấy, cao mật nhân có tác dụng làm chậm quá trình hư biến của gan chuột cống trắng gây nên do Carbon tetraclorid. Nó cũng làm tăng sự tái tạo của tế bào gan chuột nhắt trắng trong mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm, tăng tiết mật mạnh.
Phát huy ưu điểm đó, mới đây các nhà khoa học dược Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công viên giải độc gan Tuệ Linh được bào chế từ cà gai leo và cao mật nhân. Để chứng minh hiệu quả, viên cà gai leo-mật nhân được đưa vào thử tác dụng bảo vệ gan tại khoa Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội cho kết quả rất tốt.
Gần đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã thử chế phẩm này vào việc hỗ trợ điều trị cho 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính cũng cho kết quả tốt. 100% bệnh nhân hết vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi sau 2 tháng sử dụng.
Tất cả bệnh nhân thử nghiệm đều ăn ngủ tốt, tăng cân. Có 6,1% bệnh nhân mất hoàn toàn virus trong cơ thể, trên 60% bệnh nhân giảm nồng độ virus trong máu, có trường hợp giảm một triệu lần. Sản phẩm được đánh giá an toàn và không có tác dụng phụ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
*Cây phong thủy
*Thuốc chữa bệnh
*Cây xanh trong nhà
*Nghệ thuật bonsai
*Thiết kế sân vườn
*Cây thủy sinh
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014
Bí quyết chọn cây cảnh mang tài lộc đến nhà trong dịp năm mới
Bí quyết chọn cây cảnh mang tài lộc đến nhà
trong dịp năm mới
Cây xanh trong nhà là thú vui không thể không nhắc đến trong dịp năm mới này. Cây cảnh không chỉ có tác dụng tạo cảnh đẹp mang lại sức sống cho ngôi nhà, mà một số loại cây cảnh còn được cho là đem may mắn và tài lộc đến cho gia chủ. Sau đây là một số loại cây cảnh thường được sử dụng trang trí nhiều nhất trong ngày tết.
1. Cây mai, đào
Hoa mai và hoa đào từ lâu đã trở thành hai loài hoa phổ biến nhất trong dịp Tết nguyên đán. Với đặc tính nở hoa vào mùa xuân, lại mang màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, vàng son, phú quý nên hoa mai và đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng của tết truyền thống. Ngày nay, không chỉ người miền Bắc mới chơi hoa đào hay người miền Nam mới chơi hoa mai mà 2 loại cây này đã được chuyển đến khắp mọi miền của tổ quốc. Mặc dù thị trường tràn ngập đầy đủ các loài cây phục vu thú chơi cây cảnh vào dịp Tết nhưng với phần lớn người dân Việt Nam, trong nhà không có cành mai, cành đào thì vẫn là chưa có Tết.
2. Cây kim tiền
Cây kim tiền đúng như tên gọi của mình, là một loại cây phú quý rất được ưa chuộng để làm quà tặng bạn bè, người thân hoặc để trưng bày trong nhà vào dịp Tết. Cây kim tiền được coi là loài cây có khả năng trừ tà, những cây nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc cho gia chủ.
3. Cây phất dụ
Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó gần như cây nào cũng đem lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: phất dụ xanh - biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm - là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng - còn gọi là huyết rồng, được dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp - còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc - xua đi vận đen, còn được gọi là trúc thiết Quan âm...
Trồng cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng gì nhiều.
Các bạn nên trồng cây phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà - khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
4. Cây kim ngân lượng
Cây kim ngân lượng về mặt phong thủy có tác dụng khai vận (tức là phú quý chiêu tài, mừng thăng chức, khai chương,..), cây kim ngân lượng cao từ 0.5 đến 2 mét, nhiều cành nhánh, lá kép màu xanh lục, dày, sáng bóng. Quả chín to 7-8mm, khi chín màu đỏ tươi, sáng bóng, rủ xuống trông rất đẹp.
Cây kim ngân lượng thích nghi ở mọi thời tiết nóng/lạnh, có thể trồng trực tiếp dưới đất hoặc trong chậu. Cách thức để chăm sóc cây kim ngân lượng tương đối đơn giản và dễ thực hiện so với nhiều cây xanh trong nhà khác.
5.Cây quất, quýt
Cây quất, quýt theo tiếng Hán, từ "quất" gần giống âm với từ "cát", cây quất thường được chọn để trang trí vào ngày tết. Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả chín vàng đều, quất sai quả thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, rồi dào sức sống. Vì vậy, mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Trong kinh doanh làm ăn, đặt cây quất ở văn phòng, hay cửa hàng sẽ mang lại cát khí lớn, sự đầu tư sáng suốt và đem lại nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn của tình duyên.
6. Cây cọ
Trong phong thủy thì cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế rất nhiều gia đình đã trồng những cây cọ cảnh bên hiên nhà hay ở lỗi đi vào nhà, vừa tạo bóng mát, vừa mong muốn ăn nên làm ra. Cây cọ ngoài tự nhiên phát triển rất cao, nhưng cũng có những giống cây nhỏ được trồng trong chậu để phù hợp với địa thế trong nhà.
7. Cây thanh long
Cây thanh long mang ý nghĩa cát tường và thịnh vượng. Cây thanh long được trồng trong nhà vào ngày xuân mang đến phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình. Đây là món quà độc đáo và rất ý nghĩa mà mọi người dùng tặng nhau nói thay lời chúc an khang mỗi dịp Tết đến xuân về.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
* Cây phong thủy
* Cây cảnh đẹp
* Nghệ thuật bonsai
* Cây xanh trong nhà
* Thiết kế sân vườn
* Cây thủy sinh
* Thuốc chữa bệnh từ cây cảnh
Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014
Cây phong thủy
Cách chơi cây cảnh theo phong thủy sẽ đem lại
tài lộc và sức khỏe cho gia chủ
tài lộc và sức khỏe cho gia chủ
Chơi cây cảnh không chỉ là một nghệ thuật mà còn phải tuân theo nguyên tắc, âm dương ngũ hành và cả ý nghĩa của từng loại cây. Cây cảnh (cây phong thủy) có loại cây ảnh hưởng tốt và cũng có loại cây gây ảnh hưởng xấu đến trạch nhà và con người sống gần cây đó.
Những loại cây xanh mang đến điều tốt đẹp:
Loại cây Lợi ích
1. Cây tùng Cây tùng mang đến sự cát tường
2. Cây trúc Cây trúc kiêm cả tính và nhu, khắc chế mạnh các loại tà khí, là loại cây phòng họ môi trường.
3. Cây mai Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho 5 cái phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và yên bình.
4. Cây quất Cây quất trong tiếng Trung từ "quất" và "cát" có âm đọc gần giống nhau, có hàm ý là cát tường.
5. Cây quế Cây quế trong tiếng Trung từ "quế" và "quý" có âm đọc gần giống nhau, báo hiệu điềm tốt lành. Cành cây quế có thể dùng làm thuốc, trừ phong tà nên có thể ngăn tà khí.
6. Cây đa Cây đa râm mát, có thể che trở mang lại bình an cho gia đình.
7. Cây hòe Người xưa thường nói: Hòe là "lộc", có lợi cho đường công danh, là loại cây tốt để trấn giữ nhà cửa.
8. Cây xuân Cây xuân là "vua của cây cối", hàm ý là sự trường thọ, có thể hộ mệnh cho gia cư.
9. Cây bách "Bách" (cây bách) đồng âm với từ "bách" (một trăm), mang đến sự cát tường, như ý.
10. Cây táo tàu Quả táo khi dùng chung với hạt dẻ, trong tiếng Trung đọc chung âm gần giống "tảo lập tử" (sớm sinh con), báo điềm lành sinh con đàn cháu đống.
11. Cây bồ kết tây Tên tiếng Trung của cây này có nghĩa là hợp hoan, ngụ ý hôn nhân mỹ mãn.
12. Cây ngô đồng Phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng, đây là loại cây linh thiêng, báo hiệu điềm cát tường.
13. Cây thạch lựu Dân gian nói "thạch lựu trăm con", thạch lựu ngụ ý con cháu bầy đàn, báo hiệu phú quý.
14. Cây cọ Cây cọ tươi tốt, xum xuê, nói về vượng khí, triệu tài lộc.
15. Cây hải đường Hải đường tươi đẹp, khí cao quý tỏa khắp nhà, ngụ ý về sự phú quý và hòa thuận.
16. Cây nho Cây nho thân leo quấn quýt, tượng trưng cho sự thân thiết vô hạn, tình đoàn kết và hòa thuận.
17. Cây linh chi Linh chi bồi bổ tinh khí, làm gân cốt chắc khỏe, ý nói về sự trường thọ.
18. Cây mẫu đơn Hoa mẫu đơn xinh đẹp, kiều diễm, ngụ ý về sự phú quý.
19. Cây nguyệt quý Hoa nguyệt quý(cây hoa hồng Trung Quốc) nở suốt 4 mùa, là điềm báo hưng vượng và bình an.
20. Cây hoa sen Hoa sen cao quý, thanh khiết, biểu tượng cho sự tôn quý.
21. Cây cỏ cát tường Giống cỏ này xanh tốt quanh năm, dễ sinh trưởng, chủ yếu về điềm cát tường như ý.
Sau đây là một số loại cây xanh trừ tà:
Loại cây Lợi ích
1. Cây đào Cây đào là tinh hoa ngũ hành, biểu trưng cho khả năng ngăn chặn tà khí, vào dịp tết treo bùa gỗ đào trên cửa sẽ khắc chế được trăm loài ma quỷ.
2. Cây liễu Liễu là một trong nhị thập bát tú (hai mươi tám chòm sao), cây liễu có thể xua tà khí, cắm cành liễu trước cửa tránh được tà.
3. Cây bạch quả Cây bạch quả tuổi thọ nghìn năm, có sức mạnh thần bí, bùa làm từ gỗ cây này dùng để trấn giữ nhà cửa.
4. Cây ngải cứu Lá ngải cứu có thể trị bệnh, con hổ làm bằng ngải cứu có thể trục tà. (Vào dịp tết Đoan ngọ, dân gian dùng con hổ làm bằng lá ngải để xua uế khí và trừ tà).
5. Cây bầu hồ lô Hàm ý cát tường, vừa nhiều con vừa giàu của, lại giúp trừ tà, tránh được tai vạ.
6. Cây thù du Cây có mùi thơm nồng, có thể dùng làm thuốc, là loại cây cát tường trong dân gian.
7. Cây vô hoạn tử Quả cây gọi là "hạt bồ đề", là vật cát tường trong Phật giáo.
Không phải mọi loại cây xanh đều có ích, cũng như đất có gần có xa, người có thân có sơ. Trong tất cả các loại cây xanh, có 5 loại hoa cỏ không nên tiếp xúc mật thiết:
Loại cây Lợi ích
1. Cây trúc đào kép Hoa của loài cây này có độc tính, mùi hương gây buồn ngủ, hại trí lực.
2. Cây dạ hương Mùi thơm quá nồng đậm, không tốt cho hệ tim mạch.
3. Cây uất kim cương Hoa uất kim cương có chất kiềm độc, không tốt cho lông tóc.
4. Cây trinh nữ Trong cây trinh nữ có độc tố, chất kiềm trong cây này làm dụng lông tóc.
5. Cây ngọc đinh hương Hoa ngọc đinh hương có mùi rất kích thích, dễ gây mất ngủ suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ.
Phía tây sân vườn nên trồng các loại cây to, người xưa cho rằng như thế sẽ trợ giúp vận nhà, giúp đỡ cho gia đình êm ấm, bình an.
Dân gian cho rằng: Cây cối có sự khác nhau, có loại cây thì mang đến sự cát tường, nhưng cũng có loại cây mang đến những điều bất lợi. Hình dáng của cây cũng không giống nhau, có dang mang lại lợi cho con người, có dang chuốc tai họa đến. Chúng ta cần phải chú trọng vụ trí trồng cây, tùy vào vị trí khác nhau cây có thể đem lại họa hay phúc. Khi lựa chọn cây cảnh, cần phân biệt cát hung. Các tiền bối thường có bài vè luận về cây cối thể thể hiện kinh nghiệm cây phong thủy cho các thế hệ sau:
12. Cây ngô đồng Phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng, đây là loại cây linh thiêng, báo hiệu điềm cát tường.
13. Cây thạch lựu Dân gian nói "thạch lựu trăm con", thạch lựu ngụ ý con cháu bầy đàn, báo hiệu phú quý.
14. Cây cọ Cây cọ tươi tốt, xum xuê, nói về vượng khí, triệu tài lộc.
15. Cây hải đường Hải đường tươi đẹp, khí cao quý tỏa khắp nhà, ngụ ý về sự phú quý và hòa thuận.
16. Cây nho Cây nho thân leo quấn quýt, tượng trưng cho sự thân thiết vô hạn, tình đoàn kết và hòa thuận.
17. Cây linh chi Linh chi bồi bổ tinh khí, làm gân cốt chắc khỏe, ý nói về sự trường thọ.
18. Cây mẫu đơn Hoa mẫu đơn xinh đẹp, kiều diễm, ngụ ý về sự phú quý.
19. Cây nguyệt quý Hoa nguyệt quý(cây hoa hồng Trung Quốc) nở suốt 4 mùa, là điềm báo hưng vượng và bình an.
20. Cây hoa sen Hoa sen cao quý, thanh khiết, biểu tượng cho sự tôn quý.
21. Cây cỏ cát tường Giống cỏ này xanh tốt quanh năm, dễ sinh trưởng, chủ yếu về điềm cát tường như ý.
Sau đây là một số loại cây xanh trừ tà:
Loại cây Lợi ích
1. Cây đào Cây đào là tinh hoa ngũ hành, biểu trưng cho khả năng ngăn chặn tà khí, vào dịp tết treo bùa gỗ đào trên cửa sẽ khắc chế được trăm loài ma quỷ.
2. Cây liễu Liễu là một trong nhị thập bát tú (hai mươi tám chòm sao), cây liễu có thể xua tà khí, cắm cành liễu trước cửa tránh được tà.
3. Cây bạch quả Cây bạch quả tuổi thọ nghìn năm, có sức mạnh thần bí, bùa làm từ gỗ cây này dùng để trấn giữ nhà cửa.
4. Cây ngải cứu Lá ngải cứu có thể trị bệnh, con hổ làm bằng ngải cứu có thể trục tà. (Vào dịp tết Đoan ngọ, dân gian dùng con hổ làm bằng lá ngải để xua uế khí và trừ tà).
5. Cây bầu hồ lô Hàm ý cát tường, vừa nhiều con vừa giàu của, lại giúp trừ tà, tránh được tai vạ.
6. Cây thù du Cây có mùi thơm nồng, có thể dùng làm thuốc, là loại cây cát tường trong dân gian.
7. Cây vô hoạn tử Quả cây gọi là "hạt bồ đề", là vật cát tường trong Phật giáo.
Không phải mọi loại cây xanh đều có ích, cũng như đất có gần có xa, người có thân có sơ. Trong tất cả các loại cây xanh, có 5 loại hoa cỏ không nên tiếp xúc mật thiết:
Loại cây Lợi ích
1. Cây trúc đào kép Hoa của loài cây này có độc tính, mùi hương gây buồn ngủ, hại trí lực.
2. Cây dạ hương Mùi thơm quá nồng đậm, không tốt cho hệ tim mạch.
3. Cây uất kim cương Hoa uất kim cương có chất kiềm độc, không tốt cho lông tóc.
4. Cây trinh nữ Trong cây trinh nữ có độc tố, chất kiềm trong cây này làm dụng lông tóc.
5. Cây ngọc đinh hương Hoa ngọc đinh hương có mùi rất kích thích, dễ gây mất ngủ suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ.
Phía tây sân vườn nên trồng các loại cây to, người xưa cho rằng như thế sẽ trợ giúp vận nhà, giúp đỡ cho gia đình êm ấm, bình an.
Dân gian cho rằng: Cây cối có sự khác nhau, có loại cây thì mang đến sự cát tường, nhưng cũng có loại cây mang đến những điều bất lợi. Hình dáng của cây cũng không giống nhau, có dang mang lại lợi cho con người, có dang chuốc tai họa đến. Chúng ta cần phải chú trọng vụ trí trồng cây, tùy vào vị trí khác nhau cây có thể đem lại họa hay phúc. Khi lựa chọn cây cảnh, cần phân biệt cát hung. Các tiền bối thường có bài vè luận về cây cối thể thể hiện kinh nghiệm cây phong thủy cho các thế hệ sau:
Bài vè về cây cát tường
"Trong vườn cây xum xuê, ắt thanh nhàn may mắn
Cây vươn cao mọc thẳng, chân rộng bước kinh doanh
Cây lắm tán nhiều cành, vẹn đôi đường tài lộc
Trước của hòe xanh tốt, đã giàu lại càng sang
Trúc uốn lượn mấy hàng, của nhiều lộc cũng lắm
Trước của đào nghiêng bóng, phúc ấm hưởng xuân đời".
Từ đó có thể vận dụng mối quan hệ giữa vận tốt và hình dáng, phương hướng của cây:
Để che trở cho con cháu, trước cửa nên trồng cây đào
Để thong dong đường công danh, nên trồng cây to vươn cao
Để thanh nhàn hưởng phúc, nên trồng loại cây lòa xòa bao phủ
Để người, của đều hưng thịnh, trồng cây có nhiều tán bao phủ vào bên phải, trồng một cây hướng về cửa và một cây hòe trước cửa.
Bài vè về cây hung hiểm
"Cây to chắn cửa nhà, ít trai cũng không gái
Cổ thụ hình cổ quái, thân danh đều tổn thương
Cây lớn phạm miếu đường, tất kinh hoàng lắm nối
Cây lẻ loi trước cửa, nên mẹ góa con côi
Cây trọc trụi trơ vơ, vợ trồng không hòa mục
Cây tự nhiên trồi gốc, bệnh lăn lóc điếc đui
Cây cong queo sần sùi, của con đều hao tổn
Dây quấn càng lởm chởm, họa treo cổ lật thuyền
Cây dáng trâu nằm yên, chồng chết vợ bệnh hoạn
Cây choài ra ngoặt ngọn, ắt vướng chốn lao tù
Cành lả lướt mặt hồ, chế đầu sông cuối bến
Cửa trồng đào trồng hạnh, ham trai gái rượu chè
Hai cây trước cửa nhà, bệnh cả người lẫn vật
Thùy dương trồng trước mặt, chết treo cổ xà ngang
Cửa nhìn thẳng vào rừng, họa hoạn nhiều khôn kể
Cây tả trồng hữu bỏ, nên lành ít giữ nhiều
Bên trái quả trĩu cành, tạp bệnh sinh đàm hỏa
Cây khô đừng trước cửa, ắt hỏa hoạn chết người
Cây gặp hai bên nhà, thân thích có người chết
Chuối đem trồng đằng trước, vợ góa thân bơ vơ
Trước cửa cây chết khô, cửa mất gia đạo nát
Sân thượng cây khô chết, góa bụa ôi thương sao".
Từ đó có thể thấy, chỗ hại có thể xuất phát từ những tình huống dưới đây:
1. Kiểu cây bất lợi cho sự khỏe mạnh của thân tâm: cây to phủ xuống, dưới cây nổi rễ, cửa chính đối diện với rừng cây, cây ăn quả chùm lên bên trái.
2. Kiểu cây bất lợi cho tài vận, nhà cửa: cây cong gù, trước cửa có cây chết.
3. Kiểu cây bất lợi cho phụ nữ: cây mọc đơn độc ngay cửa, cây có hình dạng như con bò nằm phục xuống, cây chuối thường mọc trước sân nhà, cây khô héo trên sân thượng.
4. Kiểu cây bất lợi cho người cho người trong nhà: cây lớn chấn cửa.
5. Kiểu cây bất lợi cho công danh sự nghiệp: cây lớn cổ quái.
6. Kiểu cây dẫn đến tai họa đột ngột: ngọn cây hướng ra ngoài hay rủ xuống mặt nước, bên trái có cây bên phải không cây.
7. Kiểu cây khiến người ta lâm vào thể đường cùng: cành cây bị dây leo quấn quanh, cửa chính đối diện với cây thùy dương.
8. Kiểu cây dẫn đến họa chết người: cây khô héo ngay trước cửa, hai cây kẹp lấy nhà.
9. Kiểu cây gây mất hòa khí: cây mọc đơn độc ngay cửa.
10. Kiểu cây làm giảm phẩm cách: cây mơ, cây đào trước cửa.
Nếu gặp phải các tình huống bất lợi trên, trước tiên phải chú ý cả trong lẫn ngoài sân vườn có kiểu cây ứng với đường bất lợi không. Từ đó kịp thời áp dụng các cách phòng trừ hung họa.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
Cây xanh trong nhà
9 loài cây xanh trồng trong nhà có tác dụng hút khí độc
Cây ngũ gia bì còn có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, chiều cao từ 2-3m, thân màu trắng, vỏ dày. Vỏ cây ngũ gia bì có thể dùng làm thuốc.
Theo kết quả nghiên cứa của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp thì khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc của cây ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
3. Cây cỏ seo gà
Cây cỏ seo gà còn có tên gọi khác như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ,.. đây là loại cây nhỏ sống lâu năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Cây thiên niên kiện có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
6. Cây lô hội
Cây mẫu tử phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2
8.Cây cọ cảnh.
Là cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.
9. Cây dương sỉ
Cây dương sỉ mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa, khi trồng cây trong nhà 10m2 nên trồng từ 2-3 cây, có cây cao 1 m và đường kính tán 0,5m, một cây nhỏ hơn đặt gần nơi làm việc. Thực tế đã chứng minh rằng, cây được đặt gần bàn làm việc sẽ góp phần tăng hiệu suất làm việc, giúp thư giãn, góp phần phát huy tính sáng tạo.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
* Cây cảnh đẹp
* Nghệ thuật bonsai
* Thiết kế sân vườn
* Cây thủy sinh
* Cây phong thủy
* Thuốc chữa bệnh từ cây cảnh
Thời gian gần đây người chơi cây cảnh không còn chú trọng nhiều vào cái đẹp nữa, mà họ quan tâm đến các công dụng(thuốc chữa bệnh) có lợi cho sức khỏe của cây cảnh hơn. Qua thực tế cho thấy việc chọn cây cảnh để đặt trong nhà không hề đơn giản, chúng ta cần biết cây nào có lợi và cây nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 9 loài cây xanh trong nhà có tác dụng hút khí độc khi đặt trong nhà làm cây cảnh. Đó là: thiết mộc lan, ngũ gia bì, cỏ seo gà, cồ nốc hoa đầu, thiên niên kiện, lô hội, mẫu tử, cọ cảnh và cây dương sỉ.
1.Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Đây là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Cây thiết mộc lan có thể hút khí toluen và CO.
Theo kết quả nghiên cứa của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp thì khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc là rất lớn, tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá của thiết mộc lan là 1.3µg/cm2 và 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
2. Cây ngũ gia bì
Theo kết quả nghiên cứa của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp thì khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc của cây ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
3. Cây cỏ seo gà
Cây cỏ seo gà còn có tên gọi khác như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ,.. đây là loại cây nhỏ sống lâu năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí CO sau 6h tiếp xúc của cỏ seo gà là 5,9 µg/cm2, còn 24h là 6,3 µg/cm2. Ngoài ra, cây cỏ seo gà còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde.
4. Cồ nốc hoa đầu
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm. Theo kết quả nghiên cứu, cây cồ nốc hoa đầu cókhả năng hút khí toluen với 0,1 µg/cm2 sau 24 giờ tiếp xúc , còn 72 h tiếp xúc là 1.0 µg/cm2.
5.Cây thiên niên kiện
6. Cây lô hội
Cây lô hội hay còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
7.Cây mẫu tử
8.Cây cọ cảnh.
Là cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.
9. Cây dương sỉ
Cây dương sỉ mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa, khi trồng cây trong nhà 10m2 nên trồng từ 2-3 cây, có cây cao 1 m và đường kính tán 0,5m, một cây nhỏ hơn đặt gần nơi làm việc. Thực tế đã chứng minh rằng, cây được đặt gần bàn làm việc sẽ góp phần tăng hiệu suất làm việc, giúp thư giãn, góp phần phát huy tính sáng tạo.
Mặt khác, khi trồng cây cần lưu ý không tự tiện ngắt lá để nhai, ăn. Thêm nữa, chú ý không đặt cây xanh hút khí oxi, thải khí cacbonic về đêm trong phòng ngủ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
* Cây cảnh đẹp
* Nghệ thuật bonsai
* Thiết kế sân vườn
* Cây thủy sinh
* Cây phong thủy
* Thuốc chữa bệnh từ cây cảnh
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014
Cây thủy sinh
Để có một không gian đẹp trong nhà, gần gũi với thiên nhiên, chúng ta không thể thiếu được những bể cá trong suốt, những viên sỏi cỏn con với những cây thủy sinh xanh mướt. Đấy là những yếu tố không thể thiếu để tạo ra một môi trường thủy sinh đẹp. Sau đây là một số chia sẻ kinh nghiệm, có thể gọi là một chút hiểu biết về cây thủy sinh, có thể nó sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn.
Cây thủy sinh có tác dụng xử lý nước thải của vật nuôi
Thật là sẽ mất công sức và thời gian nếu ta xử lý nước thải của vật nuôi (sinh vật thủy sinh) bằng việc thay nước thường xuyên. Điều này chính là thay đổi môi trường sống của chúng, có thể ảnh hưởng đến vật nuôi rất nhiều. Nhưng ta không cần thực hiện những công việc này, đó là nhiệm vụ của những cây thủy sinh. Tất cả những chất thải của vật nuôi đều có hàm lượng nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ hòa tan trong nước và đó cũng chính là nguồn chất để nuôi sống nhưng cây thủy sinh này.
Hai loại cây xử lý chất thải sinh vật cảnh dưới nước hữu hiệu nhất là bèo lục bình (water hyacinth) và cỏ muỗi nước (water dropwort).
Bèo lục bình (hay còn gọi là bèo Nhật Bản) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh trưởng rất nhanh và nổi trên mặt nước, hoa có màu tím và được coi là cây trang trí ở một số nước châu Á và một thời gian sau đó trở thành loại cỏ dại thủy sinh, nó có thể tái sinh và mọc lại rất nhanh. Ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp bèo lục bình rất nhiều ở các ao hồ trũng, được người dân dùng làm thức ăn chăn nuôi.
bèo lục bình
Cỏ muỗi nước (hay còn gọi là cần tây nước) là loài cây leo lâu năm. Đây là loài cây bản địa ở vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chế biến chín như các loại rau khác. Cỏ muỗi nước sinh sản bằng cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nước nông cạn cho tới xâu 20cm, ở các nơi như bờ ao, suối,...
cỏ muỗi nước
Phân loại các cây thủy sinh
Dựa vào mức độ dễ trồng hay khó trồng mà người ta chia các loại cây thủy sinh thành 3 loại chính đó là loại 1: phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trung bình, loại 2: không khó trồng nhưng ở nhiều bể phát triển không tốt và loại 3: đòi hỏi cao về ánh ánh, chất lượng nước, phân bón.
Loại 1: Phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trung bình.
Loại 2: Loại vừa vừa ( không khó trồng nhưng ở một số bể thì chúng phát triển không được tốt)
Loại 3: Đòi hỏi cao về nguồn ánh sáng, chất lượng nồng độ PH trong nước, yêu cầu phân bón tốt
Những bể cây thủy sinh đẹp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)